Di sản Thế_vận_hội_Mùa_hè_1964

Thế vận hội Mùa hè 1964 tại Tokyo đánh dấu sự tiến bộ và tái xuất của Nhật Bản trên vũ đài thế giới. Nhật Bản mới không còn là một đối thủ thời chiến, mà là một quốc gia hòa bình không đe dọa bất kỳ ai, và hoàn thành biến đổi nàytrong ít hơn 20 năm.[17]

Mặc dù chính sách ngoại giao của Nhật Bản trong Chiến tranh lạnh là liên kết mật thiết với Hoa Kỳ, song Tokyo đăng cai Thế vận hội Mùa hè 1964 trong tinh thần cam kết hòa bình với toàn thể cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia Cộng sản. Mục tiêu là để biểu thị với thế giới rằng Nhật Bản đã hoàn toàn khôi phục từ chiến tranh, và đã từ bỏ chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa quân phiệt, hoan nghênh thể thao thành tích cao. Thể thao được duy trì hoàn toàn tách biệt với chính trị. Sự kiện này là một thành công lớn đối với thành phố và cho Nhật Bản nói chung, khi không xảy ra sự cố không hay nào. Chính sách ngoại giao của Nhật Bản được mở rộng bằng việc bao gồm cả chính sách thể thao khi quốc gia này cử đội tuyển đi thi đấu quốc tế trên toàn cầu.[18]

Để tổ chức một sự kiện lớn như vậy, hạ tầng của Tokyo cần phải được hiện đại hóa để phục vụ số lượng lớn du khách theo dự kiến. Sinh lực và chi phí khổng lồ được dành cho việc nâng cấp hạ tầng vật chất của thành phố, với các tòa nhà, xa lộ, sân vận động, khách sạn, cảng hàng không và đường tàu. Nhật Bản có một vệ tinh mới để tạo điều kiện cho phát sóng trực tiếp ra quốc tế. Nhiều tuyến đường tàu và tàu điện ngầm, đường sắt nhanh nhất thế giới đương thời Tokaido Shinkansen được hoàn thành. Cảng hàng không quốc tế HanedaCảng Tokyo được hiện đại hóa. Phát sóng quốc tế qua vệ tinh bắt đầu, và Nhật Bản lúc này liên kết với thế giới qua một cáp thông tin mới đi dưới mặt biển.[15] YS-11 là một loại máy bay tuabin cánh quạt thương mại được phát triển tại Nhật Bản, nó được sử dụng để chở ngọn lửa Olympic tại nội địa Nhật Bản.[19] Đối với môn bơi, một hệ thống bấm giờ mới bắt đầu ghi giờ khi có tiếng súng khởi động và dừng bằng touchpad. Chụp ảnh cán đích sử dụng một bức ảnh với các hàng trên đó được bắt đầu sử dụng để xác định kết quả chạy nước rút. Tất cả đều biểu thị rằng Nhật Bản nay là thành viên của thế giới thứ nhất và là một thủ lĩnh công nghệ, và đương thời biểu thị cách thức mà các quốc gia khác có thể hiện đại hóa.[17] Để chuẩn bị cho đại hội, 200.000 mèo và chó hoang bị bắt và tiêu hủy.[20]

Tuy nhiên, các dự án xây dựng dẫn đến một số tổn hại môi trường, buộc một số cư dân phải tái định cư, và thiệt hại trong một số ngành công nghiệp. Ngoài ra, tham nhũng của các chính trị gia và công ty xây dựng khiến chi phí vượt quá mức và một số công trình có chất lượng kém.[20] Giống như nhiều Thế vận hội khác, các nhà quan sát sau đó nói rằng các dự án chuản bị và xây dựng cho Thế vận hội Mùa hè 1964 có một tác độngt iêu cực đến môi trường và người thu nhập thấp.[21]

Mặc dù dư luận quần chúng về Thế vận hội tại Nhật Bản ban đầu bị chia rã, song đến khi đại hội khai mạc thì hầu hết mọi người đều ủng hộ. Có trên 70% khán giả truyền hình xem lễ khai mạc, và có trên 80% xem trận chung kết của đội tuyển bóng chuyền nữ Nhật Bản.[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thế_vận_hội_Mùa_hè_1964 http://www.aldaver.com/votes.html http://sportsillustrated.cnn.com/vault/article/mag... http://www.gamesbids.com/eng/past.html http://www.gamesbids.com/english/archives/past.sht... http://books.google.com/books?id=PuRSmQEACAAJ http://books.google.com/books?id=_azf94TByF8C&dq=%... http://news.google.com/newspapers?id=-1RVAAAAIBAJ&... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://ntrs.nasa.gov/archive/nasa/casi.ntrs.nasa.g... http://www.japantimes.co.jp/sports/2014/10/24/olym...